• English
  • Tiếng Việt

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU Y TẾ CÔNG CỘNG VÀ HỆ SINH THÁI
CENTER FOR PUBLIC HEALTH AND ECOSYSTEM RESEARCH
CENPHER


 

Hội thảo đánh giá giữa kỳ PigRisk

Để nhìn lại và đánh giá những thành tựu mới nhất, xác định những thách thức và đặt ra kế hoạch cho dự án đến cuối năm 2017, nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà nghiên cứu đến từ Trường Đại học Y tế Công cộng (ĐHYTCC) và Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) tổ chức hội thảo đánh giá giữa kỳ dự án “Giảm thiểu rủi ro dịch bệnh và cải thiện an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị hộ sản xuất nhỏ tại Việt Nam” (PigRisk) từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 3 năm 2016. Buổi đánh giá còn có sự tham dự của đại diện ACIAR và các nhà nghiên cứu của ILRI.

Dự án bắt đầu từ năm 2012 nhằm mục đích cải thiện sinh kế của người nghèo ở nông thôn và thành thị ở Việt Nam thông qua cải thiện cơ hội và thu nhập từ chuỗi giá trị chăn nuôi lợn nhờ giảm thiểu rủi ro liên quan đến các bệnh truyền qua thịt lợn. Kể từ đó, dự án đã trải qua một số hoạt động để xem xét các tài liệu về sức khỏe động vật và an toàn thực phẩm và đánh giá rủi ro về kinh tế, chuỗi giá trị, đánh giá rủi ro định lượng vi sinh vật và hóa học của thịt lợn và chuỗi giá trị lợn. Dựa trên kết quả đánh giá từ phân tích định tính/định lượng và khảo sát cộng đồng, nhóm nghiên cứu đã đề xuất mô hình can thiệp nhằm giảm thiểu rủi ro dịch bệnh liên quan đến thịt lợn nhiễm bẩn.

Thảo luận trực tiếp tại văn phòng ILRI Việt Nam. Nguồn ảnh: Hạnh Lê/ILRI, Việt Nam

Nhóm nghiên cứu CENPHER/HSPH đã hoàn thành việc đánh giá các mối nguy về vi sinh vật và hóa chất được lựa chọn dọc theo chuỗi giá trị lợn. Mô hình đánh giá rủi ro vi sinh vật định lượng (QMRA), lần đầu tiên được thực hiện về chủ đề này cho Việt Nam, cũng được phát triển và áp dụng để ước tính các rủi ro sức khỏe liên quan đến việc tiêu thụ thịt lợn. Kết quả nhấn mạnh mức độ ô nhiễm cao của các mối nguy dọc theo chuỗi giá trị thịt lợn (trang trại, lò mổ, chợ), ví dụ như 44% nhiễm khuẩn Salmonella trong thịt lợn ở chợ. Dư lượng thuốc thú y bị cấm trong thức ăn, thịt, gan, thận được ghi nhận như B-agonist (salbutamol) và kháng sinh (sulfamethazine). Kết quả QMRA đối với Salmonella cho thấy nguy cơ mắc bệnh cao đối với dân số được đánh giá. Về chi phí điều trị của ca tiêu chảy, chi phí trung bình cho mỗi đợt điều trị và mỗi ngày nhập viện đối với ca tiêu chảy do thực phẩm lần lượt là 107 đô la Mỹ và 34 đô la Mỹ.

Tham quan một trang trại chăn nuôi tại tỉnh Hưng Yên. Nguồn ảnh: Ngân Trần/CENPHER

Tuần Đánh giá giữa kỳ bắt đầu bằng cuộc họp trực tiếp tại văn phòng của ILRI, sau đó là hai ngày tham quan thực địa tại các tỉnh nghiên cứu là Hưng Yên và Nghệ An.