• English
  • Tiếng Việt

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU Y TẾ CÔNG CỘNG VÀ HỆ SINH THÁI
CENTER FOR PUBLIC HEALTH AND ECOSYSTEM RESEARCH
CENPHER


 

Hội thảo tổng kết Dự án Các phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường nhằm cải thiện an toàn thực phẩm tại Việt Nam (SafePORK)

Tại hội thảo tổng kết Dự án các phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường nhằm cải thiện an toàn của thịt lợn tại Việt Nam” (SafePORK), ngày 28/3, đại diện dự án cho biết các gói can thiệp đã giúp cải thiện hiệu quả vệ sinh nơi bán và các lò mổ lợn.

Viện nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) và các đối tác: Trường đại học Y tế Công cộng (HUPH), Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA), Viện Chăn nuôi và Đại học Sydney (Úc) đã phối hợp thực hiện các nghiên cứu về an toàn thực phẩm của chuỗi thịt lợn truyền thống ở Việt Nam trong gần 10 năm qua và đưa ra các giải pháp giúp giảm gánh nặng của các bệnh liên quan đến thực phẩm. Trong đó, nghiên cứu “Các phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường nhằm cải thiện an toàn thịt lợn tại Việt Nam” (SafePORK) do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) tài trợ đã phát triển các phương pháp tiếp cận giúp cải thiện an toàn thực phẩm, đồng thời nâng cao sinh kế của các tác nhân tham gia chuỗi thịt lợn. Nghiên cứu của dự án SafePORK cho thấy nhu cầu cao của công chúng đối với các thông tin chính xác và kịp thời về an toàn thực phẩm, qua đó giúp họ có thể tin tưởng, lựa chọn thực phẩm một cách an toàn

Tiến sĩ Fred Unger, Trưởng đại diện khu vực của Viện nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) tại Đông và Đông Nam Á cho biết, sau khi can thiệp, tỷ lệ nhiễm khuẩn Salmonella trên thịt lợn bán lẻ tại Việt Nam đã giảm từ 52% trước đó xuống 24% hiện nay.

Tán thành ý kiến của ông Fred Unger, Tiến sĩ Phạm Đức Phúc, một thành viên của dự án đến từ Trường đại học Y tế Công cộng nhìn nhận, thịt lợn được tiêu thụ nhiều nhất ở Việt Nam và mức độ nhiễm khuẩn Salmonella trong thịt lợn rất cao. Trung bình, hàng năm cứ 10 người thì có 1 - 2 người có nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn salmonella từ thịt lợn.

“7 nguyên nhân chính được xác định là nguyên nhân hàng đầu khiến thịt lợn mất an toàn là: Vệ sinh kém, bảo quản, chế biến không đúng kỹ thuật, thời gian vận chuyển thịt dài, dịch bệnh, thịt lợn không rõ nguồn gốc, đầu vào kém chất lượng”, ông Phúc chỉ ra. Do vậy, nhóm nghiên cứu đã giới thiệu gói can thiệp nhằm cải thiện thực hành vệ sinh, gồm: Tách riêng thịt lợn sống, thịt lợn chín và nội tạng, đồng thời lau rửa thường xuyên các bề mặt, thiết bị và tay của người bán hàng.

Một gói can thiệp khác được giới thiệu tại các lò mổ, hướng dẫn việc sử dụng tấm thép không gỉ để ngăn thân thịt tiếp xúc với sàn, rửa tay và bề mặt thường xuyên, đồng thời phân tách tốt hơn các khu vực sạch - bẩn để giảm ô nhiễm thân thịt.

Hội thảo tổng kết dự án SafePORK, sáng 28/3/2023

TS. Phạm Đức Phúc - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu y tế công cộng và hệ sinh thái (CENPHER) báo cáo tại hội thảo

Đại diện Trường Đại học Y tế công cộng có PGS. TS. Trần Thị Tuyết Hạnh – trưởng phòng QLKH&HTPT, PGS. TS. Lã Ngọc Quang – Phó hiệu trưởng cùng TS. Phạm Đức Phúc – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu y tế công cộng và Hệ sinh thái chụp ảnh lưu niệm cùng TS. Nguyễn Việt Hùng – đồng lãnh đạo dự án SafePORK

Toàn cảnh hội thảo